Đồng hồ cơ là một trong những mẫu đồng hồ luôn được yêu thích không những bởi các đường nét tinh tế, cầu kỳ mà còn bởi tính bền bỉ và giá trị lâu dài mà các mẫu đồng hồ cơ mang lại cho người sử dụng.

I. Chiếc đồng hồ cơ đầu tiên

Thời Trung Cổ, ở những nhà thờ bắt buộc phải sử dụng đồng hồ để đo thời gian vì trong nhiều thế kỉ, buổi cầu nguyện hàng ngày và công việc đều được quy định chặt chẽ. Vì vậy người ta đã kết hợp đồng hồ mặt trời, đồng hồ nước, nến và quả nặng để báo hiệu. Những chiếc đồng hồ đầu tiên có cấu tạo cơ học đơn giản không sử dụng kim mà sử dụng âm thanh để báo hiệu.

II. Các loại đồng hồ cơ

Người ta phân đồng hồ cơ thành 3 loại dựa trên cơ chế lên dây cót: 

1. Handwinding là đồng hồ cơ lên dây cót bằng tay 

Nguồn năng lượng để chiếc đồng hồ hoạt động chính là việc lên dây cót bằng cách vặn núm điều chỉnh. Chiếc đồng hồ này phải lên dây cót thường xuyên nên đây cũng là nhược điểm của loại đồng hồ cơ này. Với lại khi chúng ta vặn cót nhiều và vặn cót không đúng cách sẽ làm cót nhanh mòn và nhanh hỏng hơn. Nhưng bù lại đồng hồ cơ này có thiết kế mỏng, nhẹ hơn nhiều so với đồng hồ Automatic. Ngoài ra, việc sửa chữa máy cơ lên dây cót bằng tay cũng đơn giản và nhanh chóng hơn vì nó ít linh kiện.

2. Automatic đồng hồ cơ lên cót tự động

Loại đồng hồ cơ này hoạt động dựa vào năng lượng của sự chuyển động cổ tay người sử dụng, vừa đẹp lại vừa tiện lợi vì không phải lên dây cót thường xuyên. Nhưng nhược điểm của nó là nếu bạn không đeo trong một thời gian dài, đồng hồ sẽ ngưng hoạt động.

3. Đồng hồ cơ vừa lên cót bằng tay, vừa lên cót tự động

Đây là loại đồng hồ kết hợp cả hai loại trên. Loại đồng hồ cơ này thường xuất hiện ở những mẫu đồng hồ cơ đời mới. Loại này vừa kết hợp tính năng tự động vừa có thể lên dây cót thông qua núm, tích hợp các ưu điểm của hai loại trên nên nhận được rất nhiều sự yêu thích từ người sử dụng.

III. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của đồng hồ cơ

1. Cấu tạo

Núm chỉnh giờ

Rotor ( chỉ có ở đồng hồ Automatic )

Dây cót

Chuỗi bánh răng

Bộ thoát

Bánh xe cân bằng

Bánh răng điều chỉnh mặt số

Chân kính

2. Nguyên lý hoạt động

Nguyên lý hoạt động của đồng hồ cơ lên dây cót bằng tay:

Khi người dùng lên dây cót đồng hồ thông qua núm điều chỉnh, nguồn năng lượng sẽ được truyền đến chuỗi bánh răng - bộ phận lấy năng lượng từ dây cót truyền đến bộ thoát thông qua những bánh răng nhỏ. Sau khi nhận được năng lượng bộ thoát ngay lập tức truyền năng lượng đến bánh xe cân bằng. Bánh xe cân bằng – bộ phận quan trọng nhất của bộ máy đồng hồ cơ.

Khi bánh xe cân bằng chuyển động sẽ truyền một tần số năng lượng nhất định qua bánh xe điều chỉnh mặt số khi đó kim phút, kim giờ và các bộ phận có trên mặt đồng hồ sẽ hoạt động
Chân kính là những viên đá quý , nó có độ bền và khả năng hấp thụ nhiệt cực tốt. Chân kính được đặt ở những vị trí có sự hoạt động liên tục để giảm ma sát và hao mòn kim loại.

Nguyên lý hoạt động của đồng hồ cơ automatic:

Nguyên lý hoạt động của đồng hồ cơ automatic cũng tương tự như nguyên lý hoạt động của đồng hồ cơ lên dây cót bằng tay nhưng khác là đồng hồ cơ automatic có bộ phận Rotor giúp đồng hồ cơ lên dây cót tự động bằng cách lấy năng lượng từ hoạt động cử động cổ tay của người sử dụng.

IV. Các mẫu đồng hồ cơ nổi bật

1. Tissot Le Locle Automatic COSC Black PVD

Mẫu đồng hồ có thiết kế sang trọng, lịch lãm thích hợp để các quý ông thể hiện sự đẳng cấp của mình.

2. Citizen Eco Drive Blue Angels Chronograph

Với thiết kế trẻ trung, mạnh mẽ chiếc đồng hồ Citizen Eco Drive Blue Angels Chronograph luôn phù hợp với mọi đối tượng.

3. Tissot Seastar 1000 Automatic Blue

Nổi bật với mặt kính màu xanh và khả năng chịu nước đến 300M. Thích hợp với những ai yêu thích bộ môn lặn.

V. Ưu điểm và nhược điểm của đồng hồ cơ

Ưu điểm:

1.Tiện lợi cho người sử dụng vì đồng hồ không phải thay pin trong suốt quá trình đeo. Cách nạp năng lượng đơn giản, không tốn chi phí duy trì năng lượng.

2. Những mẫu đồng hồ cơ đều được đánh giá cao về mặt thẩm mỹ vì nó có thiết kế độc đáo và tinh tế.

3. Kim giây chuyển động mượt mà, gần như không có tiếng động.

Nhược điểm:

1. Giá thành khá cao

2. Độ sai số cao hơn đồng hồ quartz.

3. Với đồng hồ lên dây cót bằng tay người dùng còn cần lên dây cót thường xuyên để đồng hồ có thể hoạt động.

4. Sửa chữa khó do nhiều chi tiết nhỏ, cấu tạo máy phức tạp.

5. Bất ổn trong môi trường nhiều từ tính và các thiết bị điện tử.

MaiHue – Mypro.vn