Trên thị trường có rất nhiều lại vật dụng được làm bằng da và làm bằng nhiều loại da khác nhau. Thị trường đồ da hiện nay cũng đang được rất nhiều người ưa chuộng và quan tâm, vì vậy mypro.vn xin phép được giới thiệu đến bạn những thông tin hữu ích về các chất liệu đồ da.
1. Các loại da 
Hiện nay có rất nhiều loại da khác nhau nhưng một số loại da được dùng phổ biến đó là
Da thuộc là loại da được chế biến thông minh qua quá trình thuộc da của các động vật như da bò, da trâu, da cừu, da cá sấu, da dê,.. Nhưng chủ yếu vẫn là da bò với nhiều phương pháp và quy trình khác nhau nhằm tạo ra các sản phẩm chất lượng nhất.

Phân loại theo nguyên liệu tạo sản phẩm thì sẽ có 4 loại da.



Da full grain: là loại da lấy ngay từ lớp da ngay duới lớp lông động vật và giữ nguyên sự tự nhiên, không tác động và điều chỉnh nào trước khi phủ lên một lớp phủ bên ngoài. 

Ưu điểm của da full grain:
Có bề mặt không bị phủ một lớp sơn hay keo đánh bóng nào vì thế da nhanh chóng khô và khó bị mốc trong các môi trường ẩm. 
Lớp da này có độ liên kết cực cao, đây là lợi thế giúp full grain trở thành loại da có độ bền cao nhất, chắc chắn nhất
Một ưu điểm tuyệt vời nhất đó chính là da full grain sẽ càng đẹp và bóng mịn hơn theo thời gian dài sử dụng mà không cần phải phải qua bất kỳ tác nhân xử lý nào. Vì các mô tế bào da có khả năng có thể tự phát triển lớp phủ bóng mới (lớp patina) nhờ quá trình tiếp xúc ma sát và hơi tay chúng giúp bảo vệ da làm cho da khó trầy xước và da dần đổi màu bóng đẹp hơn ban đầu rất nhiều.
Nhược điểm của da full grain:
Loại da này thường có những vết lỗi, sẹo nên những nguời gia công họ phải chọn những mặt đẹp nhưng người dùng thường sẽ chọn những loại da đồng đều tuyệt đối như da công nghiệp ít ai biết những vết trầy xước sẽ phai dần theo thời gian.
Da top grain: là lớp da ngay dưới da full grain của động vật, đây được coi là lớp da đẹp nhất của động vật.


Ưu điểm của da top grain:
Là loại da tốt chỉ đứng sau da full grain.
Có một lớp da đã được tách đi nên mỏng và mềm hơn.
Bề mặt da đã được chà cát, đánh bóng và thêm lớp phủ trên bề mặt, khi chạm vào có cảm giác mát hơn và hơi giống nhựa, lớp phủ này không thở được và cũng không sản sinh ra patina.
Chống bám bụi tốt hơn da full grain miễn là sản phẩm vẫn chưa hư hỏng.
Nhược điểm của da top grain:
Không bền chắc bằng full-grain
Bị rạn nứt nhanh hơn da tự nhiên.


Da corrected grain (da điều chỉnh): là loại da được xử lý đánh bóng bề mặt, đối với loại da này thì những vết không hoàn hảo đã được chỉnh sửa hoặc chà bóng, thêm vào đó là những hạt nhân tạo để tạo ấn tượng và được bọc ngoài bằng màu nhuộm. Hầu hết da corrected grain được sử dụng để làm da nhuộm màu và màu sắc sẽ giúp che giấu những khuyết điểm và những dấu chỉnh sửa.


Ưu điểm của da corrected grain:
Loại da này mịn bóng. mềm, dẻo dai và nhẹ.
Cac sản phẩm làm từ loại da này nhìn sáng trọng và đẹp.
Nhược điểm của da corrected grain:
Cần giữ gìn vì khi tác động cọ sát lên bề mặt sẽ làm nhanh hỏng, trầy xước và xuống màu.
Da split (da tách lớp): là loại da được lấy từ phần da xơ nằm dưới da top grain. Đặc điển loại da này là có thể tách thành nhiều lớp mỏng xong da thì sẽ phủ lên bề mặt da lớp phủ nhân tạo. 


Ưu điểm của da split:
Đa dạng về màu sắc khi có thể nhuộm màu và vân da trên bề mặt đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng.
Độ cứng cần thiết để làm các sản phẩm cần có hình khối nhất định. 
Có thể chống nước, chống ẩm tốt hơn các loại vật liệu da khác. Do bên trên đã được phủ lớp nhựa làm bóng, nhuộm màu, tạo vân.
Nhược điểm của da split:
Dễ dẫn tới nứt nẻ, bong tróc khi sử dụng do độ đàn hồi, giãn nở không đồng nhất giữa các phần của da.
Độ đàn hồi kém do thành phần bề mặt khác nhau.
Chất da cứng hơn nên cũng tạo nên sự bất tiện cho người sử dụng.
Bề mặt vật liệu da không đồng đều giữa các sản phẩm.
Song song với các chất liệu da thật tự nhiên còn có các chất liệu da công nghiệp. Tuy ra đời sau nhưng lại được sử dụng nhiều hơn và đang chiếm ưu thế trên thị trường đồ da. 
Da công nghiệp được dùng phổ biến hiện nay là
Da PU là loại da được tạo thành bởi các loại vải vụn, da vụn. Sau đó chúng được ép chặt lại dưới áp suất cực lớn. Tiếp đó chính là lớp nhựa PVC để tăng sự gắn kết cũng như để tạo vân da giống hơn, rõ hơn. 


Loại da này được sử dụng khá rộng rãi trong các lĩnh vực thời trang, đồ da và vật liệt da sản xuất. Bới vì loại da này đã mang những ưu điểm lớn cho riêng mình.  
Ưu điểm của da PU: 
Màu sắc đa dạng với hơn 36 mã màu khác nhau. 
Độ bền cao khi chống mài mòn, chống xước, chống cháy, chống thấm nước. 
Dễ sản xuất và gia công thành các sản phẩm khác nhau.
Dễ dàng lau chùi vệ sinh làm sạch khi không thấm nước.
Nhược điểm của da PU:
Chất lượng và tuổi thọ kém hơn da thật.
Da PU rất kỵ nhiệt độ cao nên tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời mạnh hoặc để trong cốp xe cũng nóng.
Là sản phẩm nhân tạo nên khi sản xuất gây ảnh hưởng môi trường.
Chất liệu nhựa tổng hợp nên khó phân hủy và dễ bắt lửa.
Da Simili được cấu tạo từ những tấm vải lót và thường dệt bằng sợi polyestes sau đó được nhuộm lên 1 đến 2 lớp nhựa PVC để tạo độ kết dính, các tấm liên kết này sẽ đưa đến công đoạn định hình và tạo vân trên bề mặt cuối cùng là xử lý bề mặt và nhuộm  cho sản phẩm láng mịn và đẹp hơn.


Ưu điểm của da Simili:
Màu sắc mẫu mã đa dạng.
Có khả năng chống nước cao, dễ lau chùi.
Nhược điểm của da Simili:
Có mùi gắt và có độ bóng dặc trưng.
Tuổi thọ và tính thẩm mỹ kém hơn so với da thật.
Chất liệu được pha trộn gây cảm giác mềm nhũn không đồng nhất chi tiết.
Da Microfiber được sản xuất có cấu trúc gần giống với da thật nhất, với công nghệ tiên tiến hiện đại chũng giống từ vân da đến cấu trúc da đến 90% thế nên độ bền cực cao.


Ưu điểm của da Microfiber:
Da không nứt nổ, bề mặt da không bay màu.
Độ đàn hồi vượt trội, co dãn siêu tốt, mang đến sự êm ái thoải mái.
Chống cháy như da thật, tuyệt đối an toàn.
Có độ bền chống mài mòn, độ bền kéo đứt… tốt hơn da thật.
Có độ bền nhiệt, chống axit, kiềm tốt.
Bề mặt siêu mềm, khả năng thông hơi, thông khí tốt, cảm giác sờ tay mềm mượt, dễ chăm sóc trong quá trình sử dụng.
Có khả năng kháng khuẩn, chống nấm mốc, không chứa các hoá chất độc hại, rất thân thiện với môi trường, và được cho là sản phẩm xanh của thế kỷ 21.
Dễ dàng vệ sinh, không có mùi.
2. Cách phân biệt các loại da 
Loại da công nghiệp phổ biến
Da PU 
Cấu tạo: Sợi vải vụn phủ PVC
Chống nước: Tốt
Chống cháy: Tốt
Độ bền: khoảng từ 3-5 năm
Vân da: Giống da thật từ 80%-85%
Màu sắc: Đa dạng
Vệ sinh: Dễ dàng
Da Simili
Cấu tạo: Sợi vải dệt phủ PVC
Chống nước: Tốt
Chống cháy: Không
Độ bền: Khoảng từ 2-3 năm 
Vân da: Giống da thật từ 80%-85%
Màu sắc:Đa dạng
Vệ sinh: Dễ 
Da Microfiber
Cấu tạo: Dệt xuyên kim mô phỏng da thật
Chống nước: tốt
Chống cháy: Tốt
Độ bền: Trên 5 năm 
Vân da: Giống da thật đến 90%-95%
Màu sắc: Đa dạng 
Vệ sinh: Dễ


Các loại da công nghiệp và da thật
Da thật

Chủng loại: Da động vật
Mùi: Mùi mỡ động vật
Sờ: Mềm mịn, không có cảm giác lạnh cả khi vào mùa dông.
Đốt: Cháy xém và có mùi khét 
Nước: Thấm nước
Bề mặt: Vân da nhỏ nhìn tự nhiên 
Độ đàn hồi: Tốt
Màu: Chỉ có một số màu cơ bản, màu tối hoặc sáng màu sáng mai


Da công nghiệp
Chủng loại: Da PU, da Simili, da Microfiber
Mùi: Chất hóa học  
Sờ: Trơn láng
Đốt: Bị vón cục 
Nước: Không thấm nước
Bề mặt: Láng mịn  trơn, vân da to 
Độ đàn hồi: Kém
Màu: Đa dạng màu sắc và có độ tươi mới


3. Gía thành các loại da 
Da công nghiệp giá thành trên thị trường chỉ bằng 1/2 hoặc 1/3 so với da thật. 
Tùy vào từng vật dụng từng loại da sẽ cho giá thành khác nhau. Nếu là chát liệu da trong việc sản xuất sofa thì da công nghiệp sẽ có giá từ 10 triệu đến 35 triệu còn da thật giá sẽ từ trên 35 triệu đến trên 100 triệu. Còn đối với các loại dây lưng, áo da, túi, ví,... giá da công nghiệp sẽ rẻ từ vài trăm nghìn còn nếu là da thật gí cũng có thể lên vài trục triệu.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của mypro.vn mong rằng những thông tin trên thật sự hữu ích cho bạn. hẹn gặp lại bạn trong những bài chia sẻ tiếp theo nhé!

Huyền-mypro.vn