Đồng Hồ Citizen là thương hiệu đồng hồ nổi tiếng của Nhật Bản, với thiết kế tinh sảo và công nghệ vượt trội khiến cho Citizen chinh phục thị trường toàn cầu và là đối thủ đáng gờm của các hãng đồng hồ lớn Thụy Sĩ. Khi mà nhu cầu thị hiếu của con người ngày càng tăng lên, những phụ kiện đi kèm cũng trở nên cần thiết hơn và còn là thứ không thể thiếu khi phối 1 set đồ. Đặc biệt là đồng hồ đeo tay bởi nó không những phục vụ con người trong việc quản lí thời gian mà còn góp phần tạo nên sức hút của mỗi người. 

I – LỊCH SỬ THƯƠNG HIỆU

 Nhật Bản vào những năm 1880 được xem là một trong những cường quốc nắm vững kỹ thuật sản xuất đồng hồ treo tường, những đối với chiếc đồng hồ bỏ túi thì thật chưa có gì đáng kể đến cả. Việc sản xuất đồng hồ đeo tay đòi hỏi kỹ thuật cao hơn nhiều so với việc sản xuất đồng hồ treo tường thông thường. Với những chi tiết máy phức tạp hơn thì đòi hỏi phải có những thiết bị cao cấp và những dụng cụ chuyên môn đặc biệt rất đắt và khó mua ở Nhật thời bấy giờ.

 Yamazaki lúc bấy giờ đã lên ý tưởng sản xuất những chiếc đồng hồ được chế tạo bởi linh kiện nội địa đem tới cho người dùng mức giá thành thấp hơn nhiều so với hàng nhập khẩu như trước đây. Mãi sau đó, đến năm 1918, Yamazaki đã chính thức thành lập Viện nghiên cứu đồng hồ Shokosha tại quận Totsuka ở thủ đô Tokyo. Ông đã cùng các cộng sự bắt đầu thử nghiệm sản xuất những chiếc đồng hồ bỏ túi dựa trên nền tảng sử dụng các thiết bị máy móc tân tiến của Thụy Sỹ. Sau cuộc thi đồng hồ bỏ túi vào năm 1923 thì những chiếc đồng hồ của Citizen đã nhận được những đánh giá cao bởi kỹ thuật chế tác tinh tế cùng khả năng sản xuất đột phá hơn những sản phẩm của các công ty Seiko trước đó. Mới là những mầm non đang trong quá trình hình thành và phát triển mà đã có thể được so sánh với công ty đồng hồ hàng đầu Nhật Bản. Chiếc đồng hồ bỏ túi đầu tiên sử dụng loại máy Caliber 16 của CITIZEN bắt đầu được bán ra thị trường 1 năm sau đó.

Năm 1930, Viện nghiên cứu Shokosha mở rộng thành một công ty đồng hồ với đầy đủ các chức năng và đổi tên là CITIZEN Watch Co. Ltd, và người lãnh đạo hàng đầu chính là ông Yosaburo Nakajima. Kể từ đó, công ty bắt đầu được biết đến như một nhà sản xuất đồng hồ danh tiếng. Năm 1931, công ty bắt đầu công nghệ sản xuất hàng loạt đồng hồ đeo tay và đưa dòng máy F Caliber 10 line có khả năng lên dây cót bằng tay vào trong vỏ máy có hình dáng tròn hoặc hình thùng. Năm 1935, công ty giới thiệu dòng máy 8 line K Caliber và đến năm sau, CITIZEN mở nhà máy Tanashi ở Tokyo và nhà máy này vẫn tiếp tục là nơi sản xuất chính của hãng cho tới ngày nay.

Thời điểm tháng 7/1936, CITIZEN mở rộng quy mô và bắt đầu xuất khẩu tới các nước khu vực Đông Nam Á và vùng Nam Thái Bình Dương. Những năm 30 chính là một cột mốc phát triển quan trọng trong những trang sử vàng của CITIZEN cũng như khẳng định dấu ấn của ngành sản xuất đồng hồ Nhật Bản trên bản đồ đồng hồ thế giới. Theo thống kê, năm 1939, tổng số lượng đồng hồ Nhật Bản sản xuất bán đã vượt quá con số 5 triệu chiếc lần đầu tiên. Trong 35 năm kể từ tháng 3/1946 được coi là giai đoạn hoàng kim của CITIZEN.

Mùa hè năm 1956, CITIZEN đã thực hiện một loạt các buổi ra mắt giới thiệu một chiếc đồng hồ chống va đập Parashock. Điều này đã mang lại một cảm xúc mạnh mẽ tại Nhật Bản. Sau đó, CITIZEN cũng thực hiện buổi ra mắt thành công với mẫu Parawater, một mẫu đồng hồ chịu nước.

Vào năm 1958, CITIZEN giới thiệu CITIZEN Alarm, chiếc đồng hồ đeo tay có chức năng báo thức đầu tiên của Nhật Bản. Chiếc đồng hồ này được trang bị loại máy Caliber A-980 lên dây bằng tay. Tiếp đó là sự xuất hiện của đồng hồ tự động đầu tiên của công ty, máy Caliber 3 KA với 21 viên đá quý.

Năm 1958, CITIZEN xuất khẩu đồng hồ sang Trung Quốc. Năm 1960, CITIZEN bắt đầu thỏa thuận hợp tác hỗ trợ kỹ thuật với Ấn Độ để đưa ngành công nghiệp sản xuất đồng hồ tới đất nước này. Vào tháng 3/1960, CITIZEN bắt đầu thực hiện thỏa thuận xuất nhập khẩu với Bulova Watch Company của Hoa Kỳ. Năm 1965, CITIZEN đã mở một văn phòng tại Đức và bắt đầu xuất khẩu đồng hồ qui mô lớn tới thị trường các nước châu Âu.

Đồng hồ điện tử X-8 được sản xuất và bán ra thị trường vào tháng 3/1966 – đây là chiếc đồng hồ điện tử đầu tiên của Nhật Bản. Đồng hồ này sử dụng pin oxide bạc và dùng máy Caliber 0800-25J. Nó có thể chạy suốt một năm không nghỉ. Trong một thời đại bị thống trị bởi đồng hồ cơ tự động, đây thực sự là một bước tiến lớn. Tiếp sau X-8, CITIZEN tiếp tục giới thiệu máy đồng hồ X-8 Cosmotron vào năm 1967 với bộ phận tranzito với 4 nam châm và 2 cuộn dây cuốn cố định. CITIZEN đã bán loại máy này cho khoảng 20 công ty nước ngoài. Dòng máy X-8 đáng chú ý bởi nó là một trong những sáng chế đầu tiên trên thế giới của CITIZEN. Tháng 5/1970, CITIZEN đã tung ra loại máy X-8 được đặt trong vỏ bằng Titanium. Đây là chiếc đồng hồ đầu tiên trên thế giới có vỏ làm bằng Titanium. Công ty đã đi đầu trong việc sử dụng kim loại bền, nhẹ vào sản xuất đồng hồ và trở thành nhà sản xuất đồng hồ Titanium lớn nhất thế giới.

II – CÁC DÒNG ĐỒNG HỒ CỦA CITIZEN

1.Đồng hồ Citizen Quartz

Với việc sử dụng pin để lên dây cót đồng hồ và thiết kế truyền thống của đồng hồ từ xưa đến nay thì CITIZEN QUARTZ mang đến những nét đẹp cổ điển truyền thống. Ưu thế của chiếc đồng hồ này là bộ máy nhỏ gọn, nhẹ nhàng khiến chúng trở nên thanh lịch và trang nhã hơn những chiếc đồng hồ khác.

Đặc biệt là với giá thành rất phù hợp với đa số khách hàng nên đây chính là yếu tố then chốt tạo nên sự nổi tiếng của dòng đồng hồ này. Tuy nhiên giá thành không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, cũng không thể làm mất đi sự cuốn hút của chiếc đồng hồ CITIZEN.

2.Đồng hồ Citizen Eco-Drive

Chiếc đồng hồ này tạo sự thân thiện với môi trường bởi năng lượng ánh sáng, dòng đồng hồ Citizen Eco–Drive chính là sản phẩm đáng giá nhất của hãng citizen, đến hiện tại thì 60% sản phẩm của Citizen vẫn giành cho dòng đồng hồ này với mức giá từ rẻ 3 triệu  đến đắt 8 triệu hay xa xỉ 20 triệu. Chiếc đồng hồ Citizen Eco-Drive có thể dùng tầm gần 10 năm mà không cần phải thay pin trong khoảng thời gian này, bởi pin chạy từ năng lượng ánh sáng.

Điều đặc biệt của dòng đồng hồ Citizen Eco–Drive chính là hãng đã sử dụng chất liệu mặt kính sapphire với sản phẩm tầm giá 8 triệu, mà trong khi đó với các hãng đồng hồ khác như Seiko hay orient thì cần phải giá trên 10 triệu thì mới sử dụng mặt kính này. Vì hiện nay thì khá nhiều khách hàng thích loại mặt kính đắt tiền này. Ngày nay, đồng hồ Citizen Eco–Drive với sản phẩm nổi bật chính là đồng hồ có sử dụng sóng radio với bộ máy mỏng và lớp vỏ titatinum cao cấp và mức giá được đưa ra khoảng từ 10-15 triệu. Với những ai yêu và sành về đồng hồ có thể đầu tư cho riêng mình 1 chiếc đồng hồ như thế này, đây cũng là hàng cao cấp của dòng đồng hồ Citizen nam này, chưa tính các sản phẩm Citizen xa xỉ khác với mức giá ngất trời thì đồng hồ này là sự hoàn thiện về tính năng của dòng Eco–Drive này.

Sản phẩm nổi bật

-ĐỒNG HỒ NAM CITIZEN ECO-DRIVE PERPETUAL CALENDAR CHRONOGRAPH-AT4106-52X

 Đồng hồ Nam Citizen Eco-Drive Perpetual Calendar Chronograph là chiếc đồng hồ đáng sở hữu nhất trong bộ sưu tập đồng hồ Citien – thương hiệu đồng hồ cao cấp nổi tiếng của đất nước mặt trời mọc.

Kiểu máy: Eco-Drive

Kích cỡ mặt: 42mm

Chất liệu mặt: Kính Sapphire

Chất liệu dây: Thép không gỉ

Độ chịu nước: 100M

Bảo hành quốc tế: 5 năm

3.Đồng hồ Citizen Automatic

Dòng đồng hồ Citizen Automatic thực chất không phải thế mạnh của Citizen, tuy nhiên hãng đồng hồ Citizen nam vẫn tập trung chủ yếu vào các dòng cao cấp hẳn và đắt tiền với nguyên liệu cao cấp. Với sự phát triển của công nghệ cắt Laze CNC và đôi bàn tay khéo léo của người chế tạo. Những mẫu đồng hồ Citizen Automatic luôn gọn nhẹ trong khung chế tạo nhưng vẫn có những đường nét quyến rũ khiến bao người sử dụng mê đắm.

Có nhiều khách hàng đã thắc mắc sự đầu tư này của Citizen. Thì đây có thể coi là một chiến lược của Citizen  để có thể cạnh tranh được với các hãng đồng hồ Nhật bản khác, vì hiện nay đồng hồ tự động khá nổi trội trên thị trường, tuy nhiên về tầm giá trung thì hãng Citizen khó có thể cạnh tranh được với đồng hồ Seiko - được coi là ông trùm đồng hồ cơ automatic.

Được đánh giá là một trong những thương hiệu đồng hồ luôn cập nhật mẫu mã mới giúp người sử dụng vẫn giữ được nét cổ điển, đồng thời luôn có vẻ đẹp mang tính thời đại. Nắm bắt xu thế và sự thay đổi trong cách ăn mặc cũng như tính cách của nam giới trong những năm qua, Citizen đã tung ra những mẫu đồng hồ cơ mới hơn với thiết kế vòng Benzel hiện đại.

Hơn nữa, được làm từ thép không ghỉ màu sáng bạc sang trọng và tinh tế cùng với khung máy được làm chi tiết với các đường sắc nét. Đồng hồ Citizen Automatic mang lại cảm giác thoải mái, thanh lịch và sang trọng cho người đeo.

III – PHÂN BIỆT ĐỒNG HỒ CITIZEN CHÍNH HÃNG VÀ FAKE

Citizen là một trong những thương hiệu đồng hồ nổi tiếng của Nhật. Với vô số thiết kế tạo với đa phong cách làm cho người dùng có nhiều lựa chọn. Tuy nhiên để lựa chọn được một chiếc đồng hồ chính hãng thì có lẽ sẽ khó nếu bạn chưa có đủ kiến thức để có thể phân biệt. Mypro.vn sẽ cùng bạn giải quyết vấn đề này thông qua vài điều dưới đây nhé!

1.HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG VÀ SỔ BẢO HÀNH

Khi mua đồng hồ Citizen chính hãng bạn luôn nhận được một chiếc hộp bằng nhựa cứng cao cấp màu đen sáng bóng kèm theo sách hướng dẫn được đóng khá chuyên nghiệp và có đầy đủ thông tin về quy trình sử dụng đồng hồ, cách sử dụng cũng như cách bảo quản.

Những chiếc đồng hồ Citizen giả thường chỉ là một tờ giấy hướng dẫn được gấp lại từ một tờ giấy A4 khá sơ sài.

Sổ bảo hành cũng là một trong những dấu hiệu giúp bạn nhận biết chính xác đâu là đồng hồ Citizen thật, đâu là đồng hồ Citizen giả: Đồng hồ Citizen chính hãng luôn có sổ bảo hành chứ không phải ở dạng thẻ hay giấy bảo hành. Việc kiểm tra xem mã số đồng hồ có đúng với mã số được ghi trong sổ không là việc rất cần thiết bởi nếu mã số sai, sổ này hoàn toàn không có tác dụng.

2.MẶT ĐỒNG HỒ

Tất cả đồng hồ chính hãng Citizen đều được sản xuất bằng công nghệ hiện đại, đặc biệt mặt kính đồng hồ Citizen đều làm từ kính Sapphire - loại kính có khả năng chống trầy xước và va đập tốt nhất. Còn những chiếc đồng hồ Citizen fake thường được làm bằng chất liệu rẻ tiền nên nhìn sẽ thấy mờ đục.

Đối với dòng sản phẩm Citizen có mặt số phụ thì các vành số được in chìm và sắc nét, các kim giờ được thiết kế chắc chắn, dứt khoát và luôn chỉ đúng thời gian ở những khoảng giờ quan trọng như: 12h, 3h, 6h, 9h. Đây là cách kiểm tra đồng hồ Citizen chính hãng phổ biến nhất.

Logo đồng hồ Citizen chính hãng được in khá chuyên nghiệp trên mặt đồng hồ, với font chữ thống nhất, kích cỡ và khoảng cách các chữ đều đặn nhau.
Còn đồng hồ Citizen giả có 2 lỗi thường gặp: Khoảng cách các chữ trong logo không đều nhau và logo được khắc mờ không phải in chạm nổi như logo chính hãng.

3.MẶT LƯNG ĐỒNG HỒ

Mặt lưng của đồng hồ cần phải có số seri và mã của đồng hồ. Tất cả chỉ được in la-ze thông thường mà không có chạm khắc hay đúc gồ lên.

Một điểm khác biệt của Citizen là thay vì in trên mặt sau số series của các đồng hồ Citizen chính hãng được in trên vành của đồng hồ, các chữ số được in sắc nét với độ sâu các chữ tương đương và khoảng cách các chữ đều nhau, cùng font chữ.

4.CHẤT LIỆU ĐỒNG HỒ

Titanium là chất liệu phổ biến được Citizen dùng để chế tác đồng hồ. Citizen nhẹ và bền giúp đồng hồ luôn ôm tay người dùng mà không gây trì cổ tay. Đồng hồ Citizen chính hãng có độ bền rất tốt trước những môi trường khác nhau.

Khi mua đồng hồ, hãy kiểm tra kĩ chất liệu làm vỏ và khung máy đồng hồ trước khi muốn sở hữu một chiếc đồng hồ nào đó. Đồng hồ Fake sử dụng thép thường, nhanh gây ghỉ sét ở những chốt hay mắt ở dây đồng đồ.

IV – SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN ĐỒNG HỒ CITIZEN

1.BẢO QUẢN ĐỐI VỚI DÂY DA

Đồng hồ Citizen với thiết kế dây da mang một phong cách lịch lãm, quý phái luôn là sự lựa chọn đối với những quý ông.

 Sở hữu nhiều màu sắc và thiết kế khác nhau, dây da đồng hồ Citizen luôn ôm tay, cảm giác dễ chịu khi đeo, thoải mái và nhìn sẽ lịch lãm hơn dây kim loại.

Tuy nhiên chất liệu này lại dễ bị ảnh hưởng bởi quá trình sinh hoạt của chúng ta:

  • Dây đồng hồ bị ngấm nước quá lâu do quá trình sử dụng.
  • Dây ngấm mồ hôi bởi việc đeo đồng hồ lâu
  • Bị va chạm trong trong quá trình sử dụng như: xước, nứt, trầy sước,…thậm chí đứt.
  • Mất độ bóng và mới, bị phai màu khi sử dụng một thời gian rất dài.
  • Tiếp xúc lâu dưới ánh nắng mặt trời, nơi có nhiệt độ cao sẽ khiến cho dây da đồng hồ Citizen bị khô, cứng dần gây cảm giác khó chịu và không ôm tay.

Tuỳ vào độ bền và cách bảo quản của bạn thì chúng ta nên thay dây một cách định kì để có thể gắn bó hơn với chiếc đồng hồ của mình, hoặc là thay màu dây để thay đổi phong cách chẳng hạn.

Bạn có thể thay dây tại nhà bằng việc thực hiện các bước sau:

Bước 1: Tháo dây đeo cũ: Bạn dùng cây kim chuyên dụng và chọc vào phần chốt nối giữa tai đồng hồ và dây đeo đồng hồ để tháo dây cũ ra.

Bước 2: Tháo chốt ra khỏi dây cũ: Vẫn sử dụng kim chuyên dụng, bạn chọc vào phần dây để lấy thanh chốt và lắp vào dây mới.

Bước 3: Lắp dây mới: Lắp một đầu chốt vào 1 tai và sử dụng kim chuyên dụng ấn chốt vào lỗ còn lại của tai đồng hồ.

2.BẢO QUẢN MẶT ĐỒNG HỒ

Để chiếc đồng hồ của bạn sử dụng được lâu hơn thì cần lưu ý:

  • Không đeo đồng hồ khi đi tắm, đi bơi, đi xông hơi, rửa tay bằng nước nóng,… vì điều này sẽ dẫn đến tình trạng hơi nước bay vào mặt kính làm hỏng bộ máy đồng hồ.
  • Không nên để chiếc đồng hồ Citizen của bạn ở nơi có nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp (trên 50 độ C hoặc dưới 5 độ C).
  • Tránh những va chạm mạnh giữa đồng hồ với các vật cứng hoặc làm rơi đồng hồ.
  • Khi vệ sinh các mẫu đồng hồ Citizen thì bạn nên tránh dùng các chất tẩy rửa, hoá phẩm. Thay vào đó hãy dầu oliu hoặc giấm pha loãng cùng với khăn bông sạch để chà bề mặt của đồng hồ. Với các thiết kế dây kim loại thì có thể dùng bàn chải răng mềm để đánh bóng các mấu nhỏ bên trong.

Vậy là MyPro.vn đã vừa giới thiệu cho bạn đọc về tất tần tật những điều cần biết về đồng hồ CITIZEN. Hẹn các bạn trong những bài viết tiếp theo nhé!

Dương Huế – MyPro.vn