Mẹo sửa đồng hồ tại nhà với các lỗi cơ bản
Đồng hồ của bạn bị đứng máy, chạy sai giờ, sai ngày hoặc một số lỗi nghiêm trọng hơn như vào nước, hết pin? Nhiều bạn lo đồng hồ có gặp vấn đề nghiêm trọng sẽ mang ngay đến các cơ sở để kiểm tra, điều này hoàn toàn tốt. Nhưng nếu biết ra bạn cũng có thể tự sửa tại nhà đỡ phải đi lại, chi phí sửa chữa.. Vậy trong bài viết hôm nay Mypro.vn sẽ chỉ cho bạn 1 vài mẹo cấp cứu chiếc đồng hồ của bạn nhé!
I, TÌM HIỂU SƠ QUA VỀ CÁC DÒNG ĐỒNG HỒ
1. Đồng hồ cơ
- Đồng hồ cơ được cấu tạo từ những bộ phận: bộ phận tạo năng lượng, bánh răng, bộ thoát, phần điều khiển và bộ phận hiển thị thời gian.
- Khi bạn lên dây cót đồng hồ hoặc sử dụng bộ phận quay đối dòng Automatic, tự động tạo ra một nguồn năng lượng. Khi năng lượng được nạp vào đủ sẽ truyền qua ổ cót tới các bánh răng và các bánh răng này sẽ tự truyền động cho nhau.
- Đảm bảo cho các bánh răng hoạt động đúng, không bị hỗn loạn thì nhiệm vụ của bộ phận thoát vô cùng quan trọng. Bộ thoát chạy theo nhịp liên tục khóa và mở bánh thoát để bánh răng chạy theo một tiến độ nhất định.
2. Đồng Hồ Quartz
- Điều mà ai cũng biết, đồng hồ quartz hoạt động được là nhờ pin. Đương nhiên trong pin đã có sẵn một lượng lớn năng lượng. Để hoạt động thì pin gởi năng lượng qua 1 stator(cuộn dây) để sản sinh ra từ trường.
- Tiếp theo có 1 mạch dao động bằng tinh thể thạch anh sử dụng từ trường đó để sản sinh nên dao động với tần số rất cao 32.768 lần/ giây và có tính chính xác cực cao.
- Các dao động điện này sẽ được 1 bộ phận biến thành năng lượng cơ học làm quay các bánh răng và điều khiển kim đồng hồ chuyển động.
II, CÁC LỖI CỦA ĐỒNG HỒ VÀ CÁCH KHẮC PHỤC TẠI NHÀ
1. Đồng hồ chạy sai ngày
Lịch đồng hồ luôn hoạt động theo một chu kỳ nhất định, chuyển động liên tục và điều đặn từ 1 đến số 31 và sẽ quy lại từ đầu. Nên một số đồng hồ không được lắp đặt lịch vạn niên, chắc chắn những tháng sau tháng có 30 ngày sẽ chạy sai.
Cách sửa đồng hồ đeo tay tại nhà chuyên nghiệp: bạn kéo chốt điều chỉnh ra (tùy theo sản phẩm mà kéo 1 nấc) xoay để lịch chỉ đúng ngày là được, vấn đề lưu ý ở đây cần tránh chỉnh lịch vào khoảng thời gian từ 21h00 đến 4h00 để tránh gãy bánh răng lịch
Đồng hồ chạy sai giờ, sai ngày cũng có thể do những nguyên nhân như:
- Máy quartz: Sắp hết pin đồng hồ / Đồng hồ bị nhiễm từ
- Máy automatic: Hết năng lượng dự trữ / Bộ máy chưa được lau dầu
- Máy năng lượng ánh sáng: Pin đồng hồ bị yếu / Đồng hồ bị nhiễm từ
Giải pháp cách sửa giờ đồng hồ đeo tay trong trường hợp này cũng khá đơn giản và bạn không cần phải đem sản phẩm ra tiệm sửa chữa. Cụ thể, từng bộ máy sẽ có những cách khắc phục như sau:
- Máy automatic: Thời gian trữ cót của đồng hồ cơ trung bình chỉ ở mức 36 giờ, do đó, khi không đeo đồng hồ liên tục thì tình trạng sai giờ, sai ngày thường xuyên diễn ra. Chỉ cần đeo đồng hồ 8 tiếng mỗi ngày / kết hợp lên dây cót thủ công sẽ giải quyết được tình trạng này.
- Máy năng lượng ánh sáng: Để phần mặt số tiếp xúc với nguồn sáng (mặt trời, bóng đèn huỳnh quang), sau đó, cơ chế chuyển hóa thành năng lượng điện để dự trữ trong pin. Một lần sạc đầy thì sử dụng lên đến 8 tháng. Thời gian gần cuối có thể gây ra tình trạng sai giờ, sai ngày nên bạn cần chú ý.
Đối với trường hợp đồng hồ hết pin thì bạn nên mang ra tiệm đồng hồ để kiểm tra và thay pin.
2. Đồng hồ bị hấp hơi nước
Tình trạng đồng hồ bị vào nước, hấp hơi nước có thể xảy ra trên những dòng đồng hồ thời trang có mức chống nước thấp. Hoặc ngay cả đồng hồ đi bơi nhưng không bảo quản cẩn thận vẫn có khả năng cao bị hấp hơi nước.
Ban đầu đồng hồ sẽ không có biểu hiện gì nghiêm trọng, nhưng về sau có thể xuất hiện bên trong mặt kính dính hơi nước/giọt nước, nước đọng trên mặt số, nước rỉ từ nắp lưng, sùi sơn/gỉ sét các bộ phận trong mặt số hoặc từ trong nắp lưng, vỏ.
Cách khắc phục:
- Bước 1: Chuẩn bị một tấm vải bông sạch, thấm hút nước tốt.
- Bước 2: Lau khô đồng hồ
- Bước 3: Cho đồng hồ vào túi, hộp kín chứa gói hút ẩm (càng nhiều càng tốt) để hút ẩm. Nếu có tủ hút ẩm thì hãy đặt đồng hồ bị ngấm nước vào tủ.
Tuy nhiên đây là trường hợp cũng khá nghiêm trọng với đồng hồ, để đảm bảo tốt nhất nên mang đến cơ sở uy tín để làm khô nếu bạn không loại khỏi hết nước. Bởi việc để nước tồn đọng lâu trên đồng hồ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng và tuổi thọ của sản phẩm. Để tránh lỗi này, người dùng nên sử dụng đồng hồ theo mức kháng nước được khuyến cáo và không sử dụng khi đi xông hơi.
3. Đồng hồ không chạy
Sửa đồng hồ dây cót ngừng chạy: Tất cả hoạt động của đồng hồ cơ được tạo ra là nhờ một nguồn năng lượng. Nếu nguồn năng lượng dùng hết thì đương nhiêu đồng hồ phải dừng chạy.
- Handwinding hay đồng hồ cơ lên dây: Chỉ cần bạn vặn núm theo chiều bánh xe tiến khoảng 10 đến 15 lần sẽ giúp cho dây cót của đồng hồ căng lên và khi đủ năng lượng đồng hồ sẽ hoạt động bình thường.
- Automatic hay đồng hồ cơ tự động: Với loại đồng hồ này thì bạn chỉ cần lắc nhẹ chiếc đồng hồ sang bên 5 đến 10 lần là nó sẽ hoạt động trở lại hoặc làm như với đồng hồ cơ lên dây tay. Trường hợp chạy nhanh thì bạn tham khảo cách chỉnh giờ đồng hồ cơ chạy nhanh bên dưới.
4. Dây da trên đồng hồ bị hôi
Những ai đang dùng đồng hồ dây da chắc chắn sẽ gặp những tình trạng như dây bị hôi (đặc biệt là khi tiếp xúc nhiều với nước, trong thời tiết nóng ẩm, đổ mồ hôi tay,…). Cách sửa chữa đồng hồ đeo tay lần này khá đơn giản.
- Bước 1: Vệ sinh dây da đồng hồ đúng cách
- Bước 2: Đặt đồng hồ vào môi trường kín khí cùng gói hút ẩm (Hoặc đặt dây da đồng hồ vào máy khử mùi ozone).
Thông thường, tuổi thọ của dây da đồng hồ chỉ rơi vào khoảng 1 – 3 năm (tùy thương hiệu, tùy chất lượng dây, tùy theo cách sử dụng của mỗi người) và với những dây sử dụng quá lâu gây xuống cấp trầm trọng thì bạn nên thay mới.
Vì sau khi khử hôi thì chắc chắn, tình trạng này sẽ tái diễn thường xuyên. Trong trường hợp này, khách hàng có thể chọn mua những thương hiệu dây da có công nghệ chống nước, không hôi như Hirsch (dây da nhập khẩu).
5. Dây đồng hồ bị gỉ sét
Dây bị gỉ sét thường xuất hiện trên những dòng đồng hồ dây kim loại phân khúc thấp (giá dưới 2 triệu) vì nếu là phân khúc cao thì hãng sẽ sử dụng thép không gỉ, thép không gỉ 316L.
Đối với tình trạng dây bị gỉ sét thì cách sửa đồng hồ đeo tay cũng khá nhanh chóng (tuy nhiên chỉ phục hồi ở mức cơ bản) với 3 bước sau:
- Bước 1: Tháo rời dây đeo (bị gỉ sét) và ngâm với dung dịch giấm khoảng 1 đêm.
- Bước 2: Tiếp tục nhỏ giấm vào phần gỉ sét và lấy bàn chải đánh răng để vệ sinh.
- Bước 3: Vệ sinh lại bằng dung dịch tẩy nhẹ để đảm bảo dây sáng bóng hơn.
III, NHỮNG LƯU Ý CẦN TRÁNH ĐỂ ĐỒNG HỒ KHÔNG HỎNG
- Thứ nhất, kẻ thù lớn nhất của đồng hồ là từ trường vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ pin và IC nguồn (tụ điện). Nên bạn cần để đồng hồ của mình tránh xa nơi có từ trường nặng như: cạnh tivi, tủ lạnh, máy tính,…
- Thứ hai, tuyệt đối không được đồng hồ tiếp xúc với nước (trừ loại chống nước dành cho bơi, lặn). Khi nước lọt vào máy sẽ làm han gỉ hết các link kiện bên trong.
- Thứ ba khi không đeo đồng hồ nữa thì bạn cần để gọn gàng tránh để lẫn lộn với các vật khác trong túi, chúng rất dễ gây xước mặt và vỏ ảnh hưởng đến mặt thẩm mỹ.
- Thứ tư tránh hoạt động mạnh ( không tính đồng hồ dành cho thể thao) khi còn đeo đồng hồ, vì khi bạn vung lắc tay mạnh và liên tục thì các máy móc trong đồng hồ sẽ bị rung lắc theo.
Trên đây là một số mẹo sửa chữa đồng hồ tại nhà mà Mypro.vn đã cùng bạn tìm hiểu. Hi vọng bài viết sẽ mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc.
DuongHue_Mypro.vn
Để lại bình luận