Đồng hồ OMEGA- Những điều bạn chưa biết

Omega được xem như là một trong những bậc tiền bối của ngành Đồng hồ tại Thụy Sĩ nói riêng và trên thế giới nói chung. Chiếc đồng hồ Omega đầu tiên được sản xuất vào năm 1846. Omega luôn được đánh giá cao bởi khả năng chịu đựng mạnh mẽ dưới thời tiết khắc nghiệt, bên cạnh đó là độ tinh xảo, hoàn mĩ trên những từng chế tác của thương hiệu đến từ Thụy Sĩ. Omega ở đây là chữ cái cùng trong bảng chữ cái của Hy Lạp – đại diện cho sự kết thúc hoàn hảo.

1.Lịch sử hình thành, phát triển của đồng hồ Omega

Năm 1848, Omega được thành lập bởi nghệ nhân Louis Brandt.

Năm 1879, sau khi Louis Brandt qua đời, hai người con trai của ông là Louis Paul và César Brandt nhìn nhận thấy sự bất cập khi phải nhập linh kiện từ bên ngoài, vì vậy họ đã quyết định mở một xưởng chuyển sản xuất linh kiện đồng hồ.

Năm 1892, chuyển trụ sở đến thành phố Biene và đây cũng là trụ sở chính của Omega cho đến nay.

Năm 1917, 1918 được xem là một trong cột mốc vàng cho Omega khi đánh dấu sự kiện Không quân Hoàng gia Anh và lục quân Mỹ “chọn mặt gửi vàng” để đặt hàng ngàn chiếc đồng hồ cho binh sĩ dùng trên chiến trường.

Điều này đã giúp cho Omega liên tục dành được các giải thưởng danh giá danh giá và lập nên bức tường thành về độ chính xác mà hiếm thương hiệu nào có thể vượt qua.

Năm 1960, thương hiệu đầu tiên được đưa lên Mặt trăng,và cũng chính chiếc đồng hồ này cũng là chiếc đồng hồ được sử dụng cho Thế vận hội đầu tiên.

Năm 1965, Omega Speedmaster chiếc đồng hồ sau khi vượt qua tất cả các vòng thử nghiệm của NASA. Vào ngày  20/7/1969 nó đãcùng theo chân nhà du hành Buzz Aldrin khi ông đặt những dấu chân đầu tiên lên Mặt trăng.

Năm 2007, Omega cho ra mắt mẫu Seamaster Ploprof 1200M, dựa trên thiết kế Seamaster Ploprof của những thập niên 70 thế kỷ XX. Ở phiên bản này, 1200M – một mức độ chịu nước mới được thiết lập. Đồng thời, cơ chế chuyển động hoàn toàn do hãng phát triển trong 20 năm cũng đã được đưa vào sử dụng với cái tên 8500.

Cuộc đấu giá Megamania diễn ra năm 2007, hàng loạt chiếc đồng hồ Omega được bán hết sạch là minh chứng cho sức hút mạnh mẽ của những mẫu đồng hồ cổ điển. Và đến nay, Omega vẫn đang giữ tên của thương hiệu của mình trong bản đồ đồng hồ trên Thế giới

2.Bộ máy của đồng hồ Omega.

Omega đã dành trọn được sự yêu thích của mọi tín đồ đồng hồ trên thế giới nhờ sự hoàn hảo, tỉ mỉ đến từng chi tiết và khả năng bền bỉ cùng thời gian. Để có thể làm được này thì Omega đã trang bị cho mình Bộ máy cơ hoàn hảo.

  • Máy Omega 2500 Co-axial – Bộ máy đầu tiên sử dụng bộ thoát đồng trục Co-Axial.

Omega 2500 Co-axial được ra mắt đầu tiên vào năm 1999. Đây chính là bộ máy đầu tiên trang bị bộ thoát Co-Axial nổi tiếng của George Daniel. Với sự kết hợp của hai bộ thoát bao gồm bộ thoát đòn bẩy và Chronometer Co-Axial nhằm gia tăng độ chính xác cho bộ máy này.

Chronometer với độ sai số cùng tần suất hoạt động là 25200A/h với 27 chân kính và thời gian trữ cót đảm bảo 48 tiếng. Sự cải tiến về kĩ thuật cùng sự trợ giúp của dầu bôi trơn giúp Omega 2500 đảm bảo bộ máy vận hành bền bỉ, chính xác. Điều này, cũng giúp cho hiệu suất hoạt động tốt hơn, khả năng dự trữ năng lượng trung bình lâu hơn và giảm bớt sự bảo dưỡng, sửa chữa.

  • Máy Omega 8500 Master Co-axial, cỗ máy cơ chuẩn mực kỹ thuật cao

Bộ máy cơ calibre 8500 là bộ máy được sản xuất bởi Omega, trang bị bộ thoát đồng trục Co-Axial (Co-Axial Escapement) giúp cải thiện độ đáng kể chính xác, ổn định và độ bền. Omega Cal. 8500 có khả năng nạp cót theo cả hai chiều giúp giảm thời gian nạp năng lượng vào hộp cót. Bộ máy này có thời gian dự trữ năng lượng khoảng 60 giờ, Và bộ máy xịn xò, như thế này sẽ được sản xuất ở Thụy Sĩ- xử sở của đồng hồ.

- Omega 8501: Bộ máy sử hữu Rotor với bánh cân bằng được làm bằng chất liệu vàng nguyên khối.

            – Omega 8503: Bộ máy trang bị thêm ngày cho đồng hồ Omega Aqua Terra

 – Omega 8400: Đây chính là phiên bản dát mỏng của đời máy ban đầu 8500. Được sử dụng cho phiên bản đồng hồ cơ Omega Seamaster Spectre L.E.

             – Omega 8511: Bộ máy là sự giao hưởng giữ sự hiện đại cà truyền thống của atek Philippe và Vacheron Constantin – trong mẫu đồng hồ  De Ville Trésor, Omega 8508, 8520 dành cho nữ...

  • Máy Omega 1861

              – Cỗ máy được Omega sử dụng cho phiên bản đồng hồ Omega Speedmaster Professional Moonwatch

Bộ máy 1861 được sử dụng kính thủy tinh tổng hợp là Plexiglass hoặc Hesalite theo nguyên bản đời đầu tên. Với tần suất hoạt động đạt 21600 A/h với 18 chân kính và thời gian trữ cót lên đến 48 tiếng.

  • Máy Omega 9300 Master Co-axial (Chronograph cao cấp)

Bộ máy 9300 được xem như là bộ máy đỉnh của chóp vì ngoài những vượt trội nhờ thừa kế bộ máy 8500 thì nó còn được trang bị thêm khả năng kháng từ 15.000 Gauss , tính năng Chronograph cao cấp.

  • Máy Omega 8900 Master Co-axial, bộ máy chuẩn Master Chronometer

Đây được xem là bộ máy Omega đạt chuẩn Master Chronometer đầu tiên trên Thế Giới của thương hiệu Omega được cấp bởi Viện Đo lường Thụy Sỹ.

Với dây tóc Silicon, cỗ máy này có khả năng kháng từ cao lên đến 1.000 Gauss cùng độ chính xác cao khi sử dụng.Bộ máy có tần suất đạt 8800 A/h với 31 chân kính đặc biệt là khả năng dự trữ cót lên đến 52 giờ.

3. Bộ sưu tập bán chạy của đồng hồ

  • Đồng hồ Omega Constellation Co‑Axial Master Chronometer 131.23.41.21.03.001

Với thiết kế độc đáo, trường tồn cùng thời gian, đây chắc chắn sẽ là mẫu đồng hồ giúp bạn nâng tầm đẳng cấp.

Đồng hồ Omega Constellation Co‑Axial Master Chronometer 131.23.41.21.03.001

  • Đồng hồ Omega Aqua Terra Blue 231.13.42.21.03.001 

Thiết kế đơn giản, với tông xanh navy chủ đạo kết hợp với viền trắng tạo nên tổng thể hoàn hảo cho sản phẩm.

Đồng hồ Omega Aqua Terra Blue 231.13.42.21.03.001 

  • Đồng hồ Omega De Ville Prestige 424.13.40.21.02.002

Đây là mẫu đồng hồ dành được rất nhiều sự yêu thích của các quý ông, đặc biệt mẫu này còn được còn được hãng sử dụng da cá sấu rất tinh xảo.

Đồng hồ Omega De Ville Prestige 424.13.40.21.02.002

  • Đồng hồ Omega Seamaster Planet Ocean 215.33.44.22.01.001

Đồng hồ Omega Seamaster Planet Ocean 215.33.44.22.01.001 

Sở hữu tuyệt đẹp cùng với khả năng chống nước lên đến 600 M, kết hợp bộ máy siêu bền bỉ- đây sẽ là lựa chọn hàng đầu cho các quý ông yêu thích những bộ môn thể thao dưới nước.

  • Đồng hồ Omega Speedmaster Chronograph Silver 331.12.42.51.02.002

Lấy màu trắng làm chủ đạo kết hợp với dây da màu nâu, sẽ là một thiếu sót khi các quý ông không có em này trong BST đống hồ của mình.

Đồng hồ Omega Speedmaster Chronograph Silver 331.12.42.51.02.002

4. Mức giá của đồng hồ Omega

- Omega là một trong những thương hiệu đứng đầu chuỗi ngành công nghiệp đồng hồ cao cấp. Một chiếc đồng hồ sẽ có từ vài nghìn USD đến hàng chục nghìn USD cho phiên bản Limited.

Ví dụ, ở dòng Omega Seamaster sẽ có mức giá tầm 4000-5000 USD.

      – Đồng hồ Omega Seamaster 220.12.43.22.03.001 Worldtimer 43

Dòng Omega Constellation là dòng đồng hồ Omega rất được ưa chuộng với mức giá 6000-8000 USD. Đây sẽ là dòng đồng hồ sẽ có cả vàng, đá quý nâng tầm đẳng cấp người đeo.

Đồng hồ Omega Constellation 131.23.39.20.58.001 Chronometer 39

Dòng Omega Speedmaster Professional Moon Watch là các phiên bản cuối những năm 1950 đến những năm 1960 sẽ có mức giá từ 10.000-20.000 USD . Đây được xem là dòng cổ điển của Omega.

 Đồng hồ Omega MoonWatch 310.60.42.50.99.001 phiên bản giới hạn.

  1. Độ chống nước của Đồng hồ Omega

Đồng hồ Omega là một trong những thương hiệu đứng đầu trong ngành công nghiệp đồng hồ về khả năng chống nước của nó. Chỉ số chống nước được chia làm 9 phần khác nhau từ 0 Bar (0 M) đến 120 Bar (1200 M).

  • 0 Bar: Đồng hồ không có khả năng chống nước vì vậy người dùng tuyệt đối không để đồng hồ tiếp xúc với nước.
  • 3 Bar: Phù hợp với một số hoạt động thể thao hằng ngày, mưa nhỏ.
     
  • 5 Bar: Người dùng có thể rửa tay, tắm, ngâm bồn, hoặc thực hiện các hoạt động thể thao dưới biển tuy nhiên người dùng tránh lạm dụng nó.
  • 6 Bar: Người dùng có thể thoải mái vui chơi, lướt sóng, song không dùng cho các môn thể thao mạnh.
  • 10-15 Bar: Phù hợp cho các hoạt động bơi,lội lặn, ở biển
  • 30-120 Bar: Người dùng lúc này có thể thoải mái chơi hoạt động kể cả các hoạt động thể thao mạnh, phù hợp cho các vận động viên

6. Cách phân biệt đồng hồ Omega thật và Omega giả

Kiểm tra mặt số và kim đồng hồ

Omega là một trong những thương hiệu nổi tiếng bậc nhất thế giới về dồng hồ, vì vậy nó sẽ luôn có những tiêu chuẩn và sự tỉ mỉ gần như đạt đến tuyệt đối từ con số, tên của các dòng đồng hồ như Constellation, Seamaster, Speedmaster,... Logo của Omega sẽ được làm nổi lên

Kiểm tra độ phát sáng dạ quang

  • Chất liệu dạ quang Super Luminova cao cấp rất dày ở các số và kim giúp người dùng có thể dễ dàng xem giờ trong bóng tối. Còn nếu hàng Fake thì nó sẽ rất mờ hoặc gần như không có.

  • Núm đồng hồ
  • Núm đồng hồ chuẩn hang sẽ luôn được in nổi rõ rang Logo của hang, trong trường hợp bị mờ hoặc không rõ thì xin chia buồn bạn đã mua phải Hàng FAKE.

  • Mức giá của đồng hồ
  • Omega là một trong những đồng hồ danh giá nổi tiếng của thế giới vì vậy mức giá của nó sẽ trung bình 30 triệu trở lên bởi Omega là thương hiệu không bao giờ hạ giá trị sản phẩm của mình xuống.

  • Phụ kiện đi kèm

  • Một trong những điều mà mọi người không nên bỏ lỡ là Phụ kiện đi kèm. Đồng hồ Omega chuẩn hãng sẽ luôn có đủ lớp đệm trong và ngoài cùng với sách hướng dẫn sử dụng, thẻ bảo hành toàn cầu, thẻ chứng nhận chính hãng, tag sản phẩm, túi xách. Các phụ kiện đi kèm được sắp xếp cẩn thận, ngăn nắp và in logo sắc nét. 

  • Trên thẻ bảo hành sẽ ghi số serial của đồng hồ. Chúng ta có thể kiểm tra lại mã đấy trên thẻ bảo hành và mặt sau đồng hồ, đồng thời check mã này lại website của Omega nhé!

7.Cách sử dụng và vệ sinh đồng hồ Omega

- Cách vệ sinh đồng hồ

  • Chúng ta sẽ dùng bàn chải mềm và xà phòng pha loãng để đánh lên bề mặt các mắt xích hoặc dây da của Đồng hồ, sau đó sẽ lau lại bằng khan mềm .    

- Lên dây cót bảo vệ đồng hồ

  • Để chiếc đồng hồ của bạn được bền bỉ cùng năm tháng thì bạn cần phải biết chăm sóc cho đồng hồ của mình. Đối với đồng hồ cơ, chúng ta sẽ đeo lên tay hoặc bằng cách lắc đồng hồ. Làm điều này là để giúp cho bộ máy hoạt động tốt hơn, bởi dầu sẽ bôi trơn các bộ phận, giúp giảm hao mòn trong bộ máy.

- Bôi dầu đồng hồ:

  • Khi dầu bôi trơn khô, bánh răng và đồ trang sức bị mòn; chúng ta cần mang chiếc đồng hồ yêu quý của mình ra tiệm Spa để bảo dưỡng ngay em nó nhé !